Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm hay còn gọi là phồng đĩa đệm, lồi đĩa đệm. Hiện tượng này xảy ra do khối nhân nhầy trung tâm đĩa đệm thoát ra ngoài nhưng chưa hoàn toàn nên ít chèn ép rễ thần kinh, mới chỉ phồng ra sau, các vòng sợi bị suy yếu.


Người bị bệnh phồng đĩa đệm thường có cảm giác đau nhức lưng, đau lan xuống chân và đôi khi tay chân bị tê nhưng chỉ ở thể nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cần được điều trị sớm để bệnh phình đĩa đệm không chuyển thành thoát vị đĩa đệm.

Lo lắng, hoang mang là tâm trạng mà nhiều người gặp phải khi được chẩn đoán bị phồng đĩa đệm l4-l5. Khi bị đau lưng suốt một thời gian dài nhưng lại nghĩ đây là chứng đau thông thường. Đến khi có biểu hiện tê bì tay chân, đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân mới đi khám và được chẩn đoán phồng đĩa đệm. Và băn khoăn không biết bệnh phồng đĩa đệm là gì, có phải là thoát vị đĩa đệm không?



Theo chuyên gia, phình đĩa đệm là một tình trạng của thoái hóa cột sống mà khi đó nhân đĩa đệm bị lồi ra ngoài. Đây là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, người bệnh ít có cảm giác đau và hạn chế vận động như thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, cộng với sự tác động của quá trình lão hoá, hoặc mang vác nặng, chấn thương,… thì phồng đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Lúc này, nhân nhầy bên trong lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt.

Để điều trị bệnh phồng đĩa đệm phải xác định vị trí đĩa đệm bị tổn thương, người bệnh cần được thăm khám, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CiTi. Bệnh phình đĩa đệm điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, kết hợp tập vật lý trị liệu, hạn chế mang vác vật nặng, giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc làm các động tác có thể  gây chấn thương cột sống, có chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh những cơn đau tái phát hoặc bệnh tiến triển sang thoát vị đĩa đệm. Theo đó, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát bệnh phồng đĩa đệm.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.


SHARE THIS

0 nhận xét: