Previous
Next

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Bệnh gai xương

Bệnh gai xương

Bệnh gai xương là tình trạng khi có những phần cứng xuất phát từ xương. Hầu hết các gai xương không gây triệu chứng và làm chúng ta không để ý trong một thời gian dài đến khi có vấn đề gì đó xảy ra như bị chấn thương. Vài gai xương không gây đau, một số khác thì gây đau. Bệnh không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp, việc điều trị phụ thuộc vào phần xương nào có gai và bệnh gây triệu chứng thế nào?


Triệu chứng đầu tiên gặp ở bệnh gai xương là đau, sau đó là tê và nhạy đau ở các vùng bị ảnh hưởng.

Nếu gai xương ở gót chân, bạn sẽ đau chân và đi lại khó khăn. Gai cột sống có thể gây tê, đau, yếu và ảnh hưởng đến tư thế.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.


Nguyên nhân nào gây ra bệnh gai xương?


Nguyên nhân chính của bệnh gai xương là do viêm, thường từ viêm khớp xương hoặc viêm gân. Đối với những tình trạng này, cơ thể cố gắng chữa lành bằng cách huy động canxi trực tiếp vào các vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến hình thành gai xương. Viêm ở các vị trí khác nhau dẫn đến gai xương ở các vị trí khác nhau, ví dụ như gai cột sống là do viêm dây chằng cột sống; gai gót chân là do viêm dây chằng Achilles, v.v..

Những ai thường mắc bệnh gai xương?


Bệnh gai xương là tình trạng rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai xương?


Khi nói về các vấn đề xương, người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh gai xương xảy ra ở người trên 60 tuổi hoặc hơn, nhưng không có nghĩa là người trẻ không bị bệnh này.

Chấn thương, thoái hóa khớp, đĩa đệm hay thậm chí tư thế sai đều có thể gây ra gai xương bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ngoài ra, di truyền và dinh dưỡng cũng có liên quan đến bệnh. Người bị viêm khớp xương, viêm khớp hoặc hẹp cột sống sẽ dễ mắc bệnh gai xương.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gai xương?


Bạn có thẻ được khám lâm sàng để xác định vùng đau. Các xét nghiệm khác cần thiết, bao gồm siêu âm, X-quang, MRI và CT scan, giúp hoạch địch kế hoạch điều trị.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gai xương?


Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc tiêm tại chỗ để làm giảm viêm. Tuy nhiên, phương pháp này lệ thuộc vào vùng bị gai xương. Trong các trường hợp nặng như gai xương gây các vấn đề về thần kinh, bạn cần phải phẫu thuật bỏ các gai.

Một số phương pháp điều trị thông dụng khác có thể dùng như tập thể dục để tăng cường độ vững chắc của xương cũng như sức chịu đựng của cơ, chế độ ăn lành mạnh cung cấp các chất dinh dưỡng cho xương. Bệnh gai xương không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp nếu không làm cản trở hoạt động hằng ngày của bạn.


Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Nguyên nhân lệch đĩa đệm

Nguyên nhân lệch đĩa đệm

Hiện nay, cuộc sống ngày càng phụ thuộc vào máy móc. Số lượng người lao động làm việc cùng máy tính chiếm một phần khá lớn. Việc ngồi hàng giờ trước máy tính ảnh hưởng rất nhiều tới hệ xương khớp. Sức ép từ cơ thể dồn ép là nguyên nhân gây bệnh. Điều này đang là nguyên nhân làm cho tình trạng người bị lệch đĩa đệm.


Nguyên nhân gây lệch đĩa đệm


Tuổi tác là một trong các nguyên nhân quan trọng gây hiện tượng lệch đĩa đệm. Tuổi tác đến với bạn, bạn không có cách nào từ chối.

Tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc bệnh lệch đĩa đệm càng lớn. Cơ thể gặp khó khăn trong vấn đề tổng hợp chất, trong đó có các thành phần tạo nên đĩa đệm. Lệch đĩa đệm dẫn tới sự thay đổi của cơ, xương, khớp cốt tủy. Từ đó, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ly khác: đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh lưng, đau lưng,…

Chấn thương luôn là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh xương khớp. Chấn thương càng nghiêm trọng, hệ quả ảnh hưởng tới hệ xương khớp càng lớn.

Do đó, khi bị chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động, người bệnh cần được xử trí cẩn thận.
Sinh hoạt không đúng


Triệu chứng bệnh lệch đĩa đệm


Triệu chứng lệch đĩa đệm biểu hiện khá đa dạng. Đồng thời , triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với với các bệnh thường gặp.

Đau lưng

Đây là triệu chứng điển hình của lệch đĩa đệm. Khoảng 91% người bệnh lệch đĩa đệm xuất hiện triệu chứng này.

Đau thần kinh tọa

Đây cũng là triệu chứng điểm hình. Bởi 97% người bệnh lệch đĩa đệm có biểu hiện này. Đau thần kinh tọa có thể lan tỏa lưng dưới, phía sau đùi, bắp chân ngoài và chân.

Biểu hiện khác

Bên cạnh các biểu hiện đặc trưng, lệch đĩa đệm còn có biểu hiện khác: ảnh hưởng tới đại tiểu tiện, làm cho cơ bắp chân bị teo,….

Cách hỗ trợ chữa, hỗ trợ điều trị lệch đĩa đệm


Lệch đĩa đệm là một trong các bệnh về xương khớp. Do đó, các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gần tương tự như hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, phương pháp hỗ trợ điều trị, liều lượng thuốc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người. Do đó, bạn cần thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kê đơn.


Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Tiêm thuốc vào khớp cần biết gì?

Tiêm thuốc vào khớp cần biết gì?

Tác dụng chính của phương pháp này là giúp thuốc tác dụng tại chỗ và không gây ra các tác động toàn thân. Thuốc sẽ được tiêm vào khớp, đi qua bao khớp vào trong khoang khớp để thuốc được tiếp xúc trực tiếp vào màng hoạt dịch và đầu xương, sụn khớp.


Thông thường, trong điều trị bệnh xương khớp có 4 vị trí thường được tiêm thuốc vào. Đó là các khớp:

Khớp vai.

Khớp ngón tay.

Khớp gối.

Khớp khuỷu.

Khi nào cần tiêm thuốc vào khớp


Tiêm thuốc vào khớp thường áp dụng trong một số trường hợp như:

Những tình trạng thoái hóa khớp gây đau và tình trạng sưng phản ứng.

Tình trạng viêm khớp do thấp cấp và mạn tính bao gồm: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, bệnh tạo keo,…

Những trường hợp viêm khớp do các vấn đề viêm nhiễm từ vi khuẩn, virus, nấm,… thường không được tiêm nội khớp vì có thể làm bệnh nặng hơn. Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác cho bạn nhân.


Những quy định cần biết khi tiêm thuốc vào khớp


Khi tiến hành tiêm thuốc vào khớp, có một số quy định các y bác sĩ cần đặc biệt lưu ý như:
Thuốc dùng để tiêm chỉ dùng các thuốc chứa corticoid giải phóng chậm. Gồm các loại: hydrocortison acetat, methylprednisolon 21-acetat (depo-medrol), betamethason 21-dipropionat (diprospan).

Ngoài ra một số dạng thuốc kháng có thể dùng để bổ sung chất nhầy cho khớp như acid hyaluronic (hyruan, go-on, hyacin..). Ngoài các thuốc này không được tiêm các dung dịch và thuốc khác vì có thể gây nhiễm trùng tại ổ khớp.

Cần tiến hành vô khuẩn tuyệt đối. Chỉ những nơi có điều kiện vô khuẩn, khử khuẩn tốt ở tuyến huyện, tỉnh và bệnh viện trung ương mới được thực hiện tiêm thuốc vào khớp.

Khi tiêm thuốc vào khớp không được tiêm quá 3 lần trong một đợt. Mỗi lần tiêm cũng phải cách nhau 3 – 7 ngày tùy thuộc và loại thuốc sử dụng. Mỗi đợt tiêm phải cách nhau tối thiểu 2 tháng mới được tiêm trở lại.

Đối với trường hợp tiêm thuốc vào cột sống cần chú ý 2 thủ thuật: tiêm ngoài màng cứng, tiêm cạnh cột sống. Khi tiêm ngoài màng cứng, tiến hành chọc kim giữa các đốt sống vùng thắt lưng và đưa thuốc và khoang ngoài màng cứng của tủy sống. Các thuốc được chỉ định sử dụng là những dung dịch corticoid, xylocain, vitamin nhóm B, natri clorua 0,9%. Sử dụng mỗi lần từ 10 – 20 ml. Mỗi đợt tiêm 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 7 ngày.

Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một thủ thuật có tác dụng điều trị tốt. Cần phải có những chẩn đoán trước khi tiêm với các loại thuốc được quy định. Tuyệt đối không được tiêm các loại kháng sinh, chống viêm không có chỉ định.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm hay còn gọi là phồng đĩa đệm, lồi đĩa đệm. Hiện tượng này xảy ra do khối nhân nhầy trung tâm đĩa đệm thoát ra ngoài nhưng chưa hoàn toàn nên ít chèn ép rễ thần kinh, mới chỉ phồng ra sau, các vòng sợi bị suy yếu.


Người bị bệnh phồng đĩa đệm thường có cảm giác đau nhức lưng, đau lan xuống chân và đôi khi tay chân bị tê nhưng chỉ ở thể nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cần được điều trị sớm để bệnh phình đĩa đệm không chuyển thành thoát vị đĩa đệm.

Lo lắng, hoang mang là tâm trạng mà nhiều người gặp phải khi được chẩn đoán bị phồng đĩa đệm l4-l5. Khi bị đau lưng suốt một thời gian dài nhưng lại nghĩ đây là chứng đau thông thường. Đến khi có biểu hiện tê bì tay chân, đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân mới đi khám và được chẩn đoán phồng đĩa đệm. Và băn khoăn không biết bệnh phồng đĩa đệm là gì, có phải là thoát vị đĩa đệm không?



Theo chuyên gia, phình đĩa đệm là một tình trạng của thoái hóa cột sống mà khi đó nhân đĩa đệm bị lồi ra ngoài. Đây là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, người bệnh ít có cảm giác đau và hạn chế vận động như thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, cộng với sự tác động của quá trình lão hoá, hoặc mang vác nặng, chấn thương,… thì phồng đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Lúc này, nhân nhầy bên trong lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt.

Để điều trị bệnh phồng đĩa đệm phải xác định vị trí đĩa đệm bị tổn thương, người bệnh cần được thăm khám, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CiTi. Bệnh phình đĩa đệm điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, kết hợp tập vật lý trị liệu, hạn chế mang vác vật nặng, giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc làm các động tác có thể  gây chấn thương cột sống, có chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh những cơn đau tái phát hoặc bệnh tiến triển sang thoát vị đĩa đệm. Theo đó, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát bệnh phồng đĩa đệm.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Chữa viêm khớp bằng đậu bắp

Chữa viêm khớp bằng đậu bắp

Đậu bắp là một thực vật có hoa, quả non của loại cây này cũng có thể sử dụng được. Đậu bắp trở thành món ăn quen thuộc, xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt.


Có thể thấy, đây là loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi những công dụng tuyệt vời của nó.

Trong thành phần của đậu bắp gồm có:


Cacbohydrat

Chất xơ.

Chất béo.

Đạm.

Các vitamin nhóm A, B, C.

Các chất khoáng như canxi, magie,…

Ngoài ra, folate và vitamin K cũng là một trong những thành phần có lợi cho hoạt động của cơ thể, nhất là xương khớp. Cùng với canxi, vitamin K và folate sẽ thúc đẩy cải thiện trao đổi chất ở các khu vực xương khớp, giúp cho hệ xương khớp của bạn chắc khỏe hơn. Từ đó hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp.


Cách sử dụng đậu bắp tương đối đơn giản, không phức tạp. Bạn có thể chuẩn bị và thực hiện tại nhà để sử dụng:


Chuẩn bị:

Đậu bắp non khoảng 10 quả.

Thực hiện:

Rửa sạch đậu bắp với nước muối và để ráo.
Cắt bỏ 2 đầu, cắt nhỏ đậu bắp thành từng khúc.
Cho nước vào ngập phần đậu bắp đã cắt.
Phơi sương qua đêm.
Sáng hôm sau bạn lọc lấy phần nước và sử dụng để cải thiện tình trạng viêm, sưng, giảm đau nhức.

Những quan niệm sai lầm khi sử dụng đậu bắp


Mặc dù có lợi ích cho xương khớp do bổ sung các chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp nhưng có một số quan niệm sai lầm, cho rằng chất nhờn trong đậu bắp giúp bổ sung chất nhờn cho các khớp bị khô cứng, thoái hóa giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Từ đó lạm dụng đậu bắp thay thế cho các phương pháp chữa bệnh xương khớp. Điều này là không chính xác.

Bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp cần đa dạng chế độ ăn uống, dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp như đậu bắp song song với điều trị. Không nên lạm dụng các loại thực phẩm thiên nhiên để thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị bệnh xương khớp.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Viêm bao hoạt dịch là gì ?

Viêm bao hoạt dịch là gì ?

Những khớp thường bị viêm bao hoạt dịch đó là vai, khủy tay, đầu gối, hông, gót chân, gốc ngón chân cái. Bên cạnh đó, những khớp vận động thường xuyên và lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác cũng có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch.

Bao hoạt dịch hay còn được gọi là túi hoạt dịch, là miếng đệm nhỏ nằm phía trong bao khớp chứa chất dịch có tác dụng bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp, làm hoạt động đệm giữa các xương, dây chằng và các cơ nằm gần khớp xương trở nên dễ dàng hơn. Khi bao hoạt dịch bị nhiễm trùng sẽ làm chất hoạt dịch tăng lên dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch

Những người bị mắc bệnh viêm bao hoạt dịch thường là do hoạt động một hay nhiều động tác thường xuyên và liên tục làm cho các bao hoạt dịch quanh khớp bị kích thích, dễ bị viêm. 

Chẳng hạn, những người thường xuyên phải quỳ gối; tỳ khủy tay trong thời gian dài hay sử dụng cổ tay, cánh tay, cổ chân nhằm thực hiện hoạt động nào đó thường xuyên có thể bị viêm bao hoạt dịch.

Khớp ở đầu gối và khủy tay thường có bao hoạt dịch nằm ngay dưới da vì thế nếu các khớp này bị chấn thương rất có thể khiến bao hoạt dịch bị nhiễm trùng và gây viêm nhiễm.



Những người có đặc thù công việc hoặc có sở thích nào đó mà phải hoạt động một khớp thường xuyên cũng khiến khớp đó chịu nhiều áp lực, bao hoạt dịch dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng viêm màng bao hoạt dịch.

Những người tuổi cao, xương khớp bị lão hóa mất đi độ chắc khỏe, trở nên suy yếu cũng rất dễ mắc viêm bao hoạt dịch. Ngoài ra, các bệnh lý như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, tiểu đường cũng là những nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch.

Viêm bao hoạt dịch thường có những triệu chứng

Đau và nhức trong các khớp bị viêm bao hoạt dịch. Bị cứng ở các khớp như khớp đầu gối, khớp cổ tay, cổ chân.
Khớp bị sưng đỏ, bầm tím hoặc phát ban tại vùng khớp bị viêm. Khi nhấn vào khớp bị viêm bao hoạt dịch có cảm giác đau hoặc di chuyển nhẹ cũng có thể gây đau nhiều.


Cơn đau khớp có thể kéo dài đến 2 tuần. Khi vận động nhẹ hoặc thực hiện các bài tập thể dục cũng gây đau chói. Một số trường hợp, người bệnh ngoài đau còn kèm theo sốt.

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Người đau dây thần kinh tọa nên và không nên ăn gì ?

Người đau dây thần kinh tọa nên và không nên ăn gì ?

Axit folic hay vitamin B9 có tác động lớn đến việc tạo máu và tế bào, tham gia vào quá trình hoạt động của các dây thần kinh vì thế làm giảm đau dây thần kinh tọa. Bạn nên bổ sung nhiều đậu Hà Lan, măng tây, bông cải xanh, nấm, bơ, cam, quýt….để tăng cường axit folic cho cơ thể.

Rượu bia, thuốc lá, cà phê là những thức uống luôn nằm trong top thực phẩm cần hạn chế sử dụng đau dây thần kinh tọa hay không. Đặc biệt, nếu bạn đang gặp vấn đề đau thần kinh tọa thì cần phải kiêng nhiều hơn bởi vì chúng có thể làm suy giảm chất lượng xương khớp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp…và làm những cơn đau thần kinh tọa trầm trọng hơn.

Thịt gà, các loại ngũ cốc và các loại hạt như đậu nành, hạt hướng dương, đậu phộng, hạt óc chó, rau chân vịt, chuối…là nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào. Chất này khi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, giảm đau thần kinh đồng thời chữa lành các tổn thương ở dây thần kinh tọa.Thực phẩm chứa axit folic

Thịt bò, thịt cừu, các loại hải sản, gan động vật, trứng, sữa…chứa hàm lượng vitamin B12 rất cao, giúp cải thiện hệ thần kinh và tham gia vào việc tái tạo tế bào. Vì thế khi ăn nhiều thực phẩm này, người bệnh sẽ giảm các triệu chứng đau, ngăn ngừa tình trạng viêm ở dây thần kinh tọa hiệu quả.

Vitamin C không chỉ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng mà còn có khả năng cải thiện những tổn thương ở dây thần kinh. Các loại trái cây như cam, chanh, quýt, dứa, dâu tây, kiwi hay cà chua, bắp cải…là nguồn vitamin C tự nhiên tốt nhất cho những người đang bị đau dây thần kinh tọa. Vật lý trị liệu http://coxuongkhoppcc.com/vat-ly-tri-lieu.html

Người đau dây thần kinh tọa nên và không nên ăn gì ?
Người đau dây thần kinh tọa nên và không nên ăn gì ?



Hàm lượng muối cao trong khẩu phần ăn có thể làm giảm chức năng của xương khớp và các cơ quan khác . Đặc biệt, nếu ăn quá mặn sẽ khiến hệ thần kinh hoạt động kém hiệu quả và gặp nhiều sự cố, không tốt cho người bị đau dây thần kinh tọa.

Các loại thức ăn nhanh thường chứa lượng muối và dầu mỡ cao làm tăng nguy cơ gây viêm đồng thời khiến cơn đau thần kinh tọa kéo dài dai dẳng. Ngoài ra, những loại thức ăn này cũng không tốt cho sức khỏe, dễ gây béo phì, tiểu đường, cao huyết áp…

►Xem thêm: Đau mỏi eo lưng